Đặc sủng của các Đấng Sáng Lập (2)

Các đấng sáng lập, mặc dù mong muốn sống toàn bộ Phúc Âm, nhưng thường bị ấn tượng bởi một số đoạn Tin Mừng cụ thể, và nơi đó, các ngài được linh hứng để đặt nền móng cho các công trình của mình. Đây là yếu tố nền tảng của sự hình thành nên đặc sủng của các đấng sáng lập.


P. Fabio Ciardi, OMI 

http://www.intratext.com/IXT/ITA1564/_P2.HTM

2. Đặc sủng của đấng sáng lập giống như “Lời của cuộc sống”

Các đấng sáng lập, mặc dù mong muốn sống toàn bộ Phúc Âm, nhưng thường bị ấn tượng bởi một số đoạn Tin Mừng cụ thể, và nơi đó, các ngài được linh hứng để đặt nền móng cho các công trình của mình. Đây là yếu tố nền tảng của sự hình thành nên đặc sủng của các đấng sáng lập.

Thánh Phanxicô là hiện thân của sự nghèo khó được sinh ra từ tình yêu. Thánh Đaminh, sự khôn ngoan được chiếu sáng bởi lòng bác ái. Sự vâng phục của thánh Inhaxiô mà nhờ tình yêu, được đồng nhất với các nhu cầu của Giáo hội. Lời cầu nguyện của thánh Têrêsa thành Avila là tình bạn, trở thành sự phục vụ và hình thành nên những người phục vụ tình yêu. Đối với thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Camillo de Lellis, những hoạt động từ thiện bác ái được xuất phát từ lòng thương xót. Thánh Eugenio de Mazenod [năm 1826, thiết lập Tu hội Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm] truyền giáo cho người nghèo với tình yêu của Chúa Kitô. Phương pháp sư phạm của thánh Gioan Don Bosco hướng tới những người trẻ, tất cả đều được chứng minh bằng một tình yêu đi bước trước và thu hút giới trẻ.

Sự kế thừa các đặc sủng của đời sống thánh hiến có thể được đọc như là sự mở ra của Chúa Kitô qua nhiều thế kỷ, như một Phúc Âm sống động được hiện thực hóa dưới những hình thức luôn mới mẻ.[10] Đức Piô XII đã gợi ý một cách trực quan về điều đó trong Thông điệp Mystici Corporis (về Giáo hội): “Giáo hội, khi chấp nhận các lời khuyên Phúc Âm, tự tái tạo lại sự nghèo khó, sự vâng phục, sự trinh khiết của Đấng Cứu Thế. Trong nhiều cách thức biệt loại khác nhau, Giáo hội “biểu dương Chúa Kitô đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Thiên Chúa cho dân chúng, hoặc chữa lành những kẻ đau yếu tàn tật, hay hoán cải các tội nhân trở lại đời sống phong phú, hoặc đang chúc phúc cho trẻ em, ban ơn lành cho mọi người,…” Đây là bản văn được Công đồng Vatican II trích lại: Giáo hội, qua qua các đặc sủng của đời sống thánh hiến, thực sự thể hiện Chúa Kitô ngày một hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như các lương dân: “biểu dương Chúa Kitô đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Thiên Chúa cho dân chúng, hoặc chữa lành những kẻ đau yếu tàn tật, hay hoán cải các tội nhân trở lại đời sống phong phú, hoặc đang chúc phúc cho trẻ em, ban ơn lành cho mọi người, và trong mọi sự luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha, Ðấng đã sai Người đến” (Lumen gentium, số 46). Đức Gioan Phaolô II viết rằng Chúa Thánh Thần, “Đấng hoạt động không ngừng qua các thời đại, làm nở rộ nhiều hoa trái phong phú do việc thực thi các lời khuyên Phúc Âm nhờ các đoàn sủng khác nhau. Nhờ đó, Thánh Thần làm cho mầu nhiệm của Đức Kitô mãi mãi hiện diện trong Giáo hội và trong thế giới, trong không gian và thời gian” (Vita Consecrata, số 5, cf. 32).

Mỗi đặc sủng được sinh ra trong một giai đoạn lịch sử cụ thể và trong bối cảnh văn hóa riêng, nó bị lệ thuộc thời gian và bị ảnh hưởng bởi những nét tính cách con người của vị sáng lập. Tuy nhiên, dưới góc nhìn sâu sắc về thần học, những người nhận được đặc sủng để ban sự sống cho một gia đình tu sĩ đã thể hiện một số “Lời của cuộc sống” theo một cách rất riêng. Đặc sủng xuất hiện từ một nguồn gốc nguyên thủy là Ngôi Lời nhập thể tự mạc khải, và được nói qua những con người như những lời của một Ngôi Lời, về tất cả mọi khía cạnh cụ thể của toàn bộ Tin Mừng. Các công trình của đấng sáng lập, phản chiếu mầu nhiệm Chúa Kitô, về một trong những lời của Chúa, về tia sáng phản chiếu khuôn mặt của Chúa Kitô, Đấng là phản ảnh sự huy hoàng của Chúa Cha. Đức Gioan Phaolô II viết trong Tông huấn Vita Consecrata: “Trong một đời sống Kitô hữu duy nhất, có nhiều ơn gọi khác nhau, ví như những tia sáng phát xuất từ ánh sáng duy nhất của Đức Kitô, “phản chiếu trên khuôn mặt của Giáo Hội” (Vita Consecrata, số 16) Mọi đặc sủng đều được chứng minh bởi Ngôi Lời, một biểu hiện của Ngôi Lời: nó chứa đựng và biểu dương về Ngôi Lời.

Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các đấng sáng lập là nguồn gốc của một cách “đọc” Phúc Âm mới. Các ngài coi những đoạn Phúc Âm cụ thể mà chính mình đã được Thần Khí linh hứng, như một “viên ngọc quý”, một “kho báu” được tiết lộ cho các ngài theo một cách thức đặc biệt. Các ngài cảm thấy được hiểu nó và có thể mổ xẻ nó một cách sâu sắc và theo một cách thức mới mà có lẽ chưa được biết đến trước đó trong Giáo hội.

Đây là lý do tại sao mỗi đấng sáng lập khi nhìn vào công trình của mình luôn thấy nó đẹp nhất. Mỗi vị đánh giá cao những công trình khác và có lẽ nhìn nhận chúng tốt ở nhiều khía cạnh, nhưng vị ấy luôn tìm thấy một sự nguyên thủy nào đó trong công trình của mình. Điều mà trong mắt vị sáng lập ấy được xem là tốt nhất. Chẳng hạn như Thánh Camillus de Lellis, nói: “Hỡi anh em, tạ ơn Chúa vì anh em đã được đụng chạm bởi lòng bác ái phi thường đối với những người đau ốm tật nguyền”, nhờ đó “Tu hội của chúng ta không phải bị ganh tị bởi bất kỳ tu hội nào khác trên thế giới.” Thật vậy, “Tu hội này vượt trội hơn các tu hội khác, trong mức độ bao gồm việc phục vụ bằng các công việc bác ái và phục vụ người nghèo, người đau ốm bệnh tật. Tất cả là những con cái của Chúa Kitô” (Những lời chứng được trình bày trong tiến trình phong thánh ở Naples và của Rôma, Vanti, S. Camillo de Lellis, Turin 1929, tr. 380). Thánh Francis de Sales nói với những người đến thăm “Anh em thích các dòng tu khác khi nhìn vào danh dự và sự quý trọng, nhưng anh em hãy thích hội dòng này hơn tất cả những nơi khác bởi mức độ tình yêu (...)” [12]. Thánh Vinh Sơn Phaolô cũng khẳng định: “Tôi không biết có một tu hội công giáo nào hữu ích hơn là tu hội Nữ Tử Bác Ái.” [13] Đó là điều “mà tôi không biết về bất kỳ tu hội nào vĩ đại hơn trong Giáo hội.” Thánh Eugene de Mazenod đã không ngại ngùng nói: “Không có gì trên trái đất vượt trội hơn ơn gọi của chúng ta.” [14] “Có thể có những hội dòng vẻ vang hơn, nhưng không có hội dòng nào hoàn hảo hơn.” [15]

Những gì Von Balthasar viết về các vị thánh nói chung thì cũng có giá trị đặc biệt đối với những vị sáng lập: họ là “một lối giải thích mới của mạc khải, làm phong phú hơn cho những tín điều, khám phá ra những đặc điểm mới cho đến nay vẫn ít được xem xét. Ngay cả khi bản thân họ không phải là nhà thần học hay học thức, thì sự tồn tại của họ nói chung là một hiện tượng thần học chứa đựng một giáo lý chân chính do Chúa Thánh Thần ban cho.” Các ngài đại diện cho “phần sống động và thiết yếu của truyền thống, trong mọi thời đại, cho thấy Chúa Thánh Thần trong hành động giải thích một cách sống động sự mặc khải của Chúa Kitô đã được xác định trong Kinh Thánh. (...) Các ngài là “Phúc Âm sống” (…) vì chỉ những người sống trong không gian của sự thánh thiện mới có thể hiểu và giải thích được Lời Chúa.” [[1]6]

Đúng vậy, “Chính Chúa Thánh Thần soi sáng Lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập. Mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của Lời Chúa.” (Khởi sự lại từ Chúa Kitô, số 24)

Chúng ta có thể nói rằng các đấng sáng lập không thực hành Lectio divina: chính họ là một lectio divina. Các ngài không lắng nghe, không suy gẫm, không cầu nguyện Lời Chúa: các ngài làm Lời Chúa sống lại trong chính các ngài, và đề xuất Lời sống động ấy và cập nhật cho Giáo hội và thế giới. Đoạn văn trong Lumen gentium, đã được trích dẫn ở trên, mô tả sự đa dạng của các đặc sủng rất rõ ràng về khía cạnh này. Đó là các đặc sủng trình bày “cho tín hữu cũng như cho lương dân” không phải về một hành động, nhưng là về một con người, Chúa Giêsu Kitô, Đấng chiêm ngưỡng và không suy ngẫm nhiều; Chúa Kitô loan báo Nước Trời, chứ không phải là một nhà hoạt động truyền giáo; Chúa Kitô chữa lành bệnh nhân, không phải là một thừa tác viên bác ái. Cần thiết Chúa Kitô phải được thể hiện qua một hành động và một việc làm cụ thể, và đó là một yếu tố căn bản của đặc sủng. Nhưng chủ thể phải là Đức Kitô, Ngôi Lời bày tỏ chính mình trong những lời của Người.

Tóm lại, đời sống của Giáo hội xuất hiện đối với chúng ta như là kinh nghiệm tăng trưởng về mầu nhiệm Kitô giáo, sự tham dự ngày càng đầy đủ, tự do và ý thức hơn vào đời sống của Chúa Kitô trong Giáo hội, sự đồng hóa dần dần các giá trị Tin Mừng và kết quả là sự biến đổi toàn diện của một hữu thể để được thuộc về Chúa Kitô.

3. Đặc sủng luôn mang tính chất tinh tuyền, ngôn sứ và hiện tại không?

Sau khi đã trình bày về một điều rất căn bản: Đặc sủng của những vị sáng lập là “Lời của cuộc sống”, chúng ta quay lại câu nói cơ bản mà tôi muốn chuyển thành câu hỏi: Đặc sủng luôn mang tính chất tinh tuyền, ngôn sứ và hiện tại không? Chúng ta đặt câu hỏi theo cách cụ thể hơn: Đặc sủng bị giới hạn vào tính nhất thời của nhu cầu thiết yếu và sự đáp ứng với dấu chỉ của thời đại, hay tự nó có lời tiên báo vĩnh viễn về lời Chúa?

Đặc sủng của đấng sáng lập, như chúng ta đã nói, xuất phát từ Tin Mừng, được hội nhập vào văn hóa. Do đó, đặc sủng không nắm giữ sự tinh tuyền của Lời Chúa như một sự kiện tuyệt đối và dứt khoát. Lời Chúa ấy thích ứng vào những hoàn cảnh nhất định, biểu lộ trong mọi chiều kích của cuộc sống, vào thái độ và công việc phục vụ. Chính vì lý do này mà đặc sủng có hiệu quả, đáp ứng được những mong đợi, và trở nên ý nghĩa. Chúng ta có thể tiếp cận với đặc sủng gần giống như “res” [vật thể] của bí tích và dấu chỉ vật chất, hữu hình của nó chứa đựng “res” [vật thể] ấy. Vậy thì chúng ta có thể đặt câu hỏi: Khi thay đổi lịch sử, nền văn hóa, các nhu cầu, thì phương thức hiện diện và sự đáp ứng của đặc sủng có thay đổi không?

Tông thư Ecclesiae sanctae, sau Công đồng Vaticano II, đã chỉ ra một trong những tiêu chuẩn chính của “sự đổi mới thích đáng” là sự phân biệt giữa “tinh thần nguyên thủy” của mỗi dòng tu (nơi đây được hiểu như là tính chất Tin Mừng, quy Kitô, tính đặc sủng) với các khía cạnh ngẫu nhiên và chóng qua mà nó đã tồn tại, để rồi đưa ra kết luận: “Cần phải xem xét lại các yếu tố, -mà đã không cấu thành nên bản chất và mục đích của dòng tu và cũng đã đánh mất ý nghĩa và sức mạnh của chúng-, không thực sự sinh ích gì cho đời sống thánh hiến” (II, 14, 3).

Chúng ta được mời gọi tìm kiếm lại những ý định và lý tưởng nguyên thủy của đấng sáng lập, trừu tượng hóa chúng ra khỏi bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa lúc ban đầu và sau đó, tiếp tục tái thể hiện chúng trong các hình thức văn hóa ngày nay và trong môi trường mới. Đặc sủng căn bản là một cái gì đó sống động và tiến triển như một thực tế sống. Đôi khi cần phải cấy và trồng trên mảnh đất mới: ở Ukraine, ở Ấn Độ, ở Brazil, ở Congo; hoặc trong những thực tế văn hóa mới của Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc,… khiến cho đặc sủng bị chất vấn, và bị thách thức. Đến lượt mình, đặc sủng lại thách thức và chất vấn những vùng đất mới này. Từ đó nó có thể phát sinh những điểm hấp dẫn của cuộc sống mới, giải phóng những tính chất thực sự đã có sẵn trong hạt giống, nhưng lại cần những kích thích khác nhau để thể hiện bản chất. Trong sự tương tác lẫn nhau này, nguồn linh hứng Phúc Âm ban đầu được hồi sinh và có khả năng tạo ra những hội nhập vào cuộc sống mới.

Nói cách khác, Công đồng đã tự hỏi mình một câu hỏi theo cùng hướng: “Đấng sáng lập sẽ làm gì ngày hôm nay nếu ngài ở vào vị trí của tôi?”. Câu hỏi này thể hiện cho thấy hai nhu cầu cấp bách: liên tục chú ý đến linh hứng ban đầu của đặc sủng (Đấng sáng lập làm gì?) Và chú ý đến các tình huống mới (Đấng sáng lập sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?). Trong cuộc hành trình liên tục hướng tới hiện tại luôn mới mẻ này, người tu sĩ ngày nay có một điểm quy chiếu chắc chắn: Lời Chúa; chính Lời Chúa đã hướng dẫn những vị sáng lập trong việc đọc các dấu chỉ trong thời đại của các ngài và người tu sĩ tìm được câu trả lời. Lời Chúa tiếp tục là “ngọn đèn soi bước chúng ta, ánh sáng soi đường chúng ta” (x. Tv 118, 105). 

Để có thể trả lời câu hỏi ngây ngô này: “Đấng sáng lập sẽ làm gì ngày hôm nay nếu ngài ở vào vị trí của tôi?”, chúng ta cần phải chú ý đến một yếu tố khác, đó là tính chất đặc thù của đặc sủng đời tu. Không giống như các loại đặc sủng khác, đặc sủng đời tu là kết quả của một hành động đối thoại, biểu lộ cho một giao ước. Thiên Chúa ban tặng ân sủng của Người cách tự do và nhưng không, nhưng về phía người nhận, phải đón nhận ân sủng ấy với thái độ ngoan ngoãn, trách nhiệm và xứng hợp. Đặc sủng đời tu không có công hiệu của sự đặc thù “ex opere operato” [thuật ngữ Latin “ex opere operato” có nghĩa: Các Bí Tích sinh ơn ích là do bởi quyền năng của chính lễ nghi được cử hành một cách trọn vẹn], hoặc như ơn thánh được ban từ chính bí tích. 

Mỗi vị sáng lập đều minh chứng rõ ràng về một thái độ ngoan ngoãn hành động theo sự hướng dẫn và can thiệp của Chúa đến mức các ngài đặt bản thân, khối óc, con tim, năng lượng, những khả năng tự nhiên để hoàn toàn phục vụ cho dự phóng mà các ngài đang được mạc khải cách tiệm tiến. vì thế, hành trình đặc sủng thường trùng khớp với hành trình nên thánh của đấng sáng lập.

Câu hỏi được đặt ra lúc này là: làm thế nào để khám phá và duy trì cách sống động hứng khởi Phúc Âm của đặc sủng?

Để đặc sủng mang tính chất “luôn luôn tinh tuyền, tiên báo và hiện tại hoá”, nên chúng ta phải theo bước chân của vị sáng lập, trong cùng một sự ngoan ngoãn đối với Thánh Linh, và tìm lại hành trình đức tin của ngài. Như chúng ta đọc trong Huấn thị Khởi sự lại từ Đức Kitô, nếu “Chính Chúa Thánh Thần soi sáng qua lời Chúa với ánh sáng mới cho các vị sáng lập.” Nếu “mọi đoàn sủng và mọi luật lệ xuất phát từ đó và tìm cách trở nên một sự diễn tả của lời Chúa.” Thì “tiếp nối các vị sáng lập, các môn đệ của họ ngày hôm nay được mời gọi đón nhận và gìn giữ trong lòng lời Chúa để nó trở nên chiếc đèn soi bước chân đi và ánh sáng rọi soi con đường của họ (x. Tv 118,105). Như thế Chúa Thánh Thần sẽ có thể dẫn họ đến chân lý toàn vẹn (x. Ga 16,13) (Khởi sự lại từ Đức Kitô, số 24).

Do đó, cần phải để cho mình được Chúa Thánh Thần dẫn dắt đến vị trí mà các vị sáng lập đã để cho mình được dẫn dắt. Điểm xuất phát cho hành trình của các ngài chính là Tin Mừng. Nếu đặc sủng của các dòng tu có thể được so sánh với những bông hoa nở rộ từ Tin Mừng, chúng chắc chắn sẽ giữ lại hoặc khám phá lại sự tươi mới của chúng. Do đó, đặc sủng biểu hiện cách trọn vẹn đến mức nó có thể đi đến tận cùng điểm xuất phát ban đầu, ngập chìm vào một cách mới mẻ trong toàn bộ Tin Mừng và trong sự trọn vẹn của mầu nhiệm Chúa Kitô. Như tôi đã có dịp viết ở nơi khác. [17], khi nhìn vào mảnh vườn Giáo hội, người ta thường có cảm tưởng rằng nhiều bông hoa đã héo. Vậy, để trả lại sự sống cho mỗi bông hoa, những người được kêu gọi sống theo đặc sủng đặc biệt đó hầu hết đều có ý định muốn thổi vào những cánh hoa - tôi vẫn mượn lại các hình ảnh để hình dung- hoặc nâng đỡ chúng để tràng hoa được nở và vươn lên. Đó cũng chỉ là một hành động chóng qua và vô ích. Để hoa sống lại chúng ta cần phải can thiệp tận gốc chứ không phải vào tràng hoa. Phải cung cấp nước cho cây. Nói một cách rõ ràng: bằng mọi cách chúng ta hãy chú tâm giữ lấy căn tính của linh đạo đặc thù và đặc trưng của mỗi hội dòng. Bằng cách chúng ta nghiên cứu về sự đặc thù của nó, làm nổi bật và cố gắng bảo vệ nó khỏi sự can thiệp từ bên ngoài ... Điều này đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta cần phải can đảm trở về tận nguồn gốc. Cần phải khám phá lại sự sung mãn của đời sống theo Phúc Âm vốn đã nuôi dưỡng linh đạo đặc thù đó. Nước và sự màu mỡ của mùn là chung cho tất cả các loài hoa, bất kể loại hoa nào.

Mọi linh đạo và mỗi dòng tu liên hệ với nó phải trở thành một lời trong Ngôi Lời. Khi sống theo Phúc Âm một cách tròn đầy, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng để hiểu được chiều kích Phúc Âm cụ thể mà chính từ nơi đó linh đạo được khơi nguồn.

Đây là một hành trình không thể thực hiện cách đơn độc. Bằng cách khai sinh ra một gia đình tu sĩ cụ thể, Chúa Thánh Thần muốn khơi dậy không phải chỉ một vị thánh hay một người có đặc sủng, mà là toàn thể gia đình tu sĩ gồm nhiều vị thánh. Toàn bộ một nhóm đặc sủng bao gồm cả nam lẫn nữ được hướng dẫn bởi một dự phóng mới của cuộc sống chỉ có thể thực hiện được trong mức độ nó tồn tại và tiếp tục cùng với nhau. Đặc sủng của một dòng tu, về bản chất, có một chiều kích đoàn sủng nội tại. Do đó, đi đến cội nguồn của đặc sủng của một người không bao giờ là một thực tế của một cá nhân. Đặc sủng sẽ không thể được nhận thức và xây dựng lại với tất cả những giá trị và nội dung phong phú của nó ngoại trừ sự hiệp nhất giữa các thành viên của một dòng tu, là những người cùng với nhau, bảo tồn và chuyển giao đặc sủng. Đấng Phục Sinh hiện diện trong một cộng đoàn được hiệp nhất trong tình yêu của Người, Đấng mà như trong lễ Hiện Xuống, Thần Khí của Đấng ấy sẽ thông ban, giải thích cho các thành viên hiểu được đầy đủ về đặc sủng.

Tuy vậy, chúng ta cần một điều gì đó hơn thế nữa. Để đón nhận đầy đủ “lời” mà mọi linh đạo hàm chứa, và bởi vì có tính thần linh trong đó, chúng ta không thể giới hạn trong việc chỉ đào sâu chi tiết, nhưng đòi hỏi phải sống hiệp thông tập thể bằng cách mở rộng đến tất cả các thực tại thiêng liêng của Giáo hội. Chỉ trong mối quan hệ hiệp nhất với tất cả các đặc sủng, chúng ta mới có thể hiểu được về một nguồn cội chung mà tất cả đặc sủng đều liên hệ và được nuôi dưỡng. Bằng cách này, chúng ta có thể đạt được một trải nghiệm về “sự đa dạng phong phú” là chính Giáo hội. Từ đó, mới có thể nắm bắt được tính đặc thù đích thực của mỗi dòng tu và hiểu được mỗi một linh đạo. Chúng ta cũng nhận ra rằng mỗi gia đình tu sĩ không phải là một cái gì đó riêng tuyệt đối, mà là một phần của một thực tại lớn hơn, kết hiệp trong một thân mình Giáo hội sống động.

Bởi vì mầu nhiệm của Đức Kitô là vô tận và sự phong phú của lời Ngài thì vô biên, nên mỗi linh đạo đều cần đến ân sủng của linh đạo khác, cần soi sáng của linh đạo khác để hiểu sâu sắc về chính nó. Cũng giống như mỗi mầu nhiệm của Chúa Kitô, để được hiểu theo chiều sâu của nó, mầu nhiễm ấy phải được đặt trong toàn bộ các mầu nhiệm của Người. Cũng như để có thể chú giải một đoạn Tin Mừng cho đúng đắn cần phải được đặt trong bối cảnh của nó và trong tính toàn vẹn của toàn bộ Tin Mừng. Nếu không có cái nhìn nhất quán về mầu nhiệm Chúa Kitô, không có sự thống nhất về lời của Người, thì các chi tiết, tự nó, có thể bị bóp méo. Do đó, nếu không có sự hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả các đặc sủng và linh đạo liên hệ với nó, thì khó có thể hiểu ý nghĩa đích thực của mỗi một đặc sủng.

“Nếu Tin Mừng phải được rao giảng trong một cách toàn vẹn, và nếu Chúa Kitô không bị trình bày phân mảnh hoặc vụn vặt, thì nhu cầu cấp bách để biên soạn lại Tin Mừng nhập thể và diễn ra trong bối cảnh và thời gian là một lời kêu gọi cấp thiết để hiệp thông và hiệp nhất giữa các tu sĩ, ở mọi mức độ. Thật vậy, nếu mỗi đặc sủng là thẻ căn cước riêng của gia đình tu sĩ, thì đó cũng là khả năng hiệp thông với tất cả các đặc sủng khác. Đức Kitô toàn diện, như một cục nam châm, thu hút tất cả các phân mảnh của Ngài hướng tới sự hiệp nhất. Thánh Thần của sự hiệp nhất kêu gọi mọi người hiệp thông bổ túc cho nhau, để Chúa Kitô được loan truyền cho thế giới được tin nhận.” [18]

Tôi kết thúc bằng một đoạn văn của Chiara Lubich mà tôi đã trích dẫn trước đây trong lần tôi chia sẻ với các bạn về mối tương quan giữa các đặc sủng cũ và mới: “Chúng ta phải lan tỏa giữa nhau sự đa dạng của nguồn Tình yêu. Người ta phải cảm nhận, phải hiểu và yêu thương nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương nhau. Trong đó, Chúa Thánh Thần gắn kết hai Ngôi nên một, và mỗi Ngôi vị là một biểu hiện của chính Thiên Chúa”. Chính Chúa Thánh Thần hiệp nhất Ba Ngôi và “đưa dẫn Ba Ngôi đến với bản tính nguyên thủy là thánh thiện.”

Vì vậy, bao lâu Ngôi Lời sống động, thì các đặc sủng còn tồn tại. Đặc sủng vẫn tồn tại vượt xa hơn lịch sử. Sự tồn tại trên trần thế của đặc sủng là ngẫu nhiên, được bao bọc trong một khoảng thời gian cụ thể hàng thế kỷ. Nhưng kế hoạch của Thiên Chúa trong đặc sủng vượt qua không gian và tồn tại mãi như lời trong Ngôi Lời.

Tháng 10-2021

Nước Trong, FMI chuyển ngữ


1. Citato da G.M. ColombásEl Monacato primitivo, II. La espiritualidad, BACMadrid 1975p. 81.

2. Citato da YGourdelChartreux, in Dictionnaire de spiritualité, II, 714.

3. Cf. F. VandernbrouckeLe divorce entre théologie et mystiqueSes origines, “Nouvelle Revue théologique” 82 (1950372389JLeclercqJalon dans une histoire de la théologie spirituelle, “Seminarium”, NS 14 (1974) 111–121.

4. I. de la Potterie - G. ZeviniL’ascolto “nello Spirito”. Per una rinnovata comprensione “spirituale” della S. Scrittura, in Ascolta...!, “Parolaspirito e vita”, 1, EDBBologna 1979p. 10.

5. Memorie Biografiche II, 510-511.
6. Il cattolico nel secolo, in Opere Edite XXXIVpp. 369-370.
7. Lettere di Don Orione, Ed. Piccola OperaRoma 1969vol. II, p. 278.
8. «Abundantes divitiae gratiae suae». Storia carismatica della Famiglia PaolinaRoma 1977, n. 93.
9. Piccola Sorella MagdeleineIl padrone dell’impossibilePIEMMECasale Monferrato 1994p. 201.

10. Cristo dispiegato nei secoli (Città NuovaRoma 1994) è il titolo di un libro antologico di Chiara Lubich sui fondatori e sulle fondatrici. Esso prende spunto da un suo scritto del 1950 che sicuramente ha ispirato l’Instrumentum laboris del Sinodo sulla vita consacrata e la successiva Esortazione apostolicaPiuttosto infelice appare invece la formulazione di Ripartire da Cristo che attenua l’immagine con un “quasi”: «La vita consacrata, nel continuo succedersi ed affermarsi di forme sempre nuove, è già in se stessa un’eloquente espressione di questa sua presenza, quasi una specie di Vangelo dispiegato nei secoli» (2).

11. Cf quanto ho avuto modo di documentare al riguardo nel libro fondatori uomini dello Spirito. Per una teologia del carisma di fondatoreCittà NuovaRoma 1982p. 160-187.


12. Les vrays Entretiens spirituelsAnnecy 1895p. 455.
13. Entretien, 70, in Corrispondenceentretiensdocument, ed. P. Costevol. X, p. 113, 115.
14. Ai novizi di Billens, 1 novembre 1831.
15. Actes du Chapitre général tenu en 1837.


16. Nella pienezza della fedeTesti scelti e introdotti da M. Kehl e WLöserCittà NuovaRoma 1981p. 464.

17. Cf. In ascolto dello SpiritoErmeneutica del carisma dei fondatoriCittà  NuovaRoma 1996p. 126-128.

18. JCastellano CerveraUn carisma a servizio dell’unità tra i religiosi, in Fabio Ciardi (ed.), Il coraggio della comunioneVie nuove per la vita religiosaCittà NuovaRoma 1993p. 89-90.