Tập thể dục buổi sáng: cách phòng bệnh tim mạch tốt nhất

Tập thể dục là một thói quen lối sống lành mạnh mà bất kỳ ai cũng nên tuân theo. Nó không chỉ cải thiện thể lực, nâng cao sức khỏe tinh thần mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật.


Trên thực tế, tập thể dục là một liều thuốc tốt, đặc biệt là để phòng ngừa bệnh tim mạch. Các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hiện tại khuyên người trưởng thành nên tập thể dục cường độ vừa phải 150-300 phút hoặc 75-150 phút tập thể dục cường độ cao mỗi tuần để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ngoài cường độ và thời gian tập luyện, thời điểm tập luyện trong ngày cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tập thể dục buổi sáng là cách phòng bệnh tim mạch tốt nhất

Một nghiên cứu dựa trên ngân hàng dữ liệu Biobank của Anh được công bố vào ngày 14 tháng 11 trên Tạp chí Phòng ngừa Tim mạch Châu Âu cho thấy rằng tập thể dục buổi sáng là có lợi nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim mạch vành và đột quỵ, bất kể hoạt động thể chất nào.

Phân tích cho thấy trong thời gian theo dõi 6-8 năm, so với những người tập thể dục thường xuyên vào buổi trưa (mẫu trung bình), những người tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng (8:00-11:00) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ lần lượt thấp hơn 16% và 17%.

Những người quen tập thể dục vào ban đêm (0:00-6:00) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể.

Trong đó, hiệu quả rõ rệt hơn ở phụ nữ: Phụ nữ tập thể dục vào buổi sáng (khoảng 8 giờ) và buổi sáng muộn (khoảng 8-10 giờ) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn lần lượt là 22% và 24%.

Ngoài ra, những phụ nữ tập thể dục vào buổi sáng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 35%.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mối liên hệ này không phụ thuộc vào tổng số hoạt động thể chất và đồng hồ sinh học khi ngủ. Điều này có nghĩa là dù bạn tập thể dục nhiều hay ít, và dù bạn đi ngủ sớm hay muộn thì tập thể dục buổi sáng vẫn có lợi nhất.

Nghiên cứu bao gồm 86.657 người trưởng thành từ 42-78 tuổi không mắc bệnh tim mạch lúc ban đầu, 58% là phụ nữ, độ tuổi trung bình là 61,6 tuổi và chỉ số khối cơ thể trung bình là 26,6 kg/m2.

Trong quá trình theo dõi, có 3.707 biến cố tim mạch đã xảy ra, bao gồm 2.911 bệnh tim mạch vành và 796 ca đột quỵ.

Hiện tại bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 tử vong.

Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (huyết áp cao), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.

Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu, bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.

Thanh Thanh  

Nguồn: https://suckhoegiadinh.com.vn