Trở về phần sở hữu của mình, trở về dòng họ của mình

Tĩnh tâm tháng 9: Bài 1: "Trở về phần sở hữu của mình, trở về dòng họ của mình." (Lv 25,11) "Thời kỳ toàn xá: đó là mỗi người trong các...


Tĩnh tâm tháng 9:

Bài 1: "Trở về phần sở hữu của mình, trở về dòng họ của mình." (Lv 25,11)

"Thời kỳ toàn xá: đó là mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình" (Lv 25,11).

Xin ơn: Xây dựng đời sống nội tâm.

Mở:

Ngày 8/9/2020, đúng ngày Hội Dòng CĐMVN tròn 100 tuổi, kỷ niệm Bách chu niên Hội Dòng  hiện diện và loan báo Tin Mừng tại Tổng Giáo phận Huế, nên ĐTC ban phép mở Năm Thánh theo thư "Đơn Xin Tổ Chức Năm Thánh của Hội Dòng CĐMVN" 

Ngày thứ Bảy 7/9/2019 sắp tới toàn Hội Dòng CĐMVN sẽ bắt đầu đi vào cuộc sống mới, sống năm thánh với Phép lành Toà ThánhƠn Toàn Xá mỗi ngày.

Nhưng không chỉ các nữ tu CĐMVN, mà theo Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao ban phép, thì "vì thiện ích của các tín hữu, ban Phép lành Toà ThánhƠn Toàn Xá cho cho tất cả các tín hữu đạo đức khác hiện diện, thật lòng sám hối và được đức ái thúc đẩy mà tham dự lễ nghi, với các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng)."

Như thế thì Năm thánh này không chỉ của riêng Dòng CĐMVN, mà cho mọi người, cho toàn TGP phận Huế nói riêng, và cho cả toàn Hội Thánh Công Giáo VN nói chung nữa.

Để kín múc trọn vẹn hồng ân năm thánh, suốt năm nay, đề tài tĩnh tâm sẽ suy tư và cầu nguyện qua việc giúp nhau sống NT dưới lăng kính năm thánh của Cựu và Tân ước , rồi đem áp dụng cho cuộc hiện sinh hôm nay, để sống thánh hơn như đòi hỏi của Năm thánh mà Chúa và Hội Thánh ban cho chúng ta.

1 - Trở về phần sở hữu, trở về dòng họ mình (Lv 25,11)

Năm thánh trong truyền thống Giáo Hội Công giáo bắt nguồn từ thời Cựu Ước. Theo nguyên ngữ Latinh, Năm thánh (Annus Sanctus) còn được gọi là Annus Jubilaei, Năm Toàn xá.

Năm thánh hay Năm toàn xá được dân Israel tổ chức căn cứ vào đoạn sách Lv 25,10-13: "Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng" (x. Xh 23,10-11; Lv 25,1-28; Ðnl 15,1-6).

Theo khoản luật này, cứ sau 7 tuần năm, tức sau mỗi chu kỳ 49 năm lao động và canh tác, toàn dân được nghỉ một năm. Trong năm đó, đất đai được hưu canh, của cải cầm cố được trả lại cho chủ cũ, nô lệ được trả tự do (x. Lv 25,1- 22). Với việc thực hành này, Năm Thánh còn được gọi là năm Toàn Xá.

Ý nghĩa “Năm Toàn Xá” đầu tiên mà đoạn sách Lê-vi nhấn mạnh đó chính là “Trở về phần sở hữu của mình”. Ngoài ý nghĩa không gian mang chiều kích địa lý, tự nhiên, chúng ta có thể hiểu “trở về phần sở hữu của mình, dòng họ của mình” đó chính là trở về với căn tính, với con người đích thực, với ơn gọi và sứ mệnh đặc thù của mình.

2 - Năm Thánh: Thời gian để trở về “căn tính đời tu”:

Được gợi hứng từ trình thuật “viễn cảnh Biến Hình”, trong Tông huấn “Đời sống thánh hiến” số 16, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa rõ hơn “nội dung căn tính” nầy:

“Trong đời sống thánh hiến, vấn đề không phải chỉ là theo Chúa Ki-tô với cả con tim, bằng cách yêu mến Người hơn cha mẹ mình, hơn con trai hay con gái mình" (x. Mt 10,37), như mỗi môn đệ đều phải làm, nhưng còn là sống và diễn tả điều đó bằng việc biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, bằng một cuộc gắn bó triệt để, báo trước sự hoàn thiện cánh chung, tuỳ theo các đoàn sủng khác nhau và trong mức độ có thể đạt được trong thời gian…”

Như vậy, chuyện xem ra chẳng có gì mới. Không có Năm Thánh thì tu sĩ cũng bị buộc phải như thế! Nhưng, chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của sách Khải Huyền:

“Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì Danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều nầy: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.” (Kh 2,2-5).

Phải thay đổi vì: "Đời sống thánh hiến nằm trong bản chất của Hội thánh, gắn liền với đời sống và sự thánh thiện của Hội thánh" (HC GH số 44).

Hay rõ hơn, trong HTXPLTDK số 6 đã khẳng định:

“Chính trong cuộc sống đơn sơ từng ngày mà đời sống thánh hiến dần dần chín muồi để trở thành lời loan báo về một lối sống khác với lối sống của thế giới và nền văn hoá thống trị. Căn cứ trên lối sống đó và nỗ lực tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối, đời sống thánh hiến đề nghị một phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại trong thời đại. Như thế, đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do để hy vọng trong lòng Giáo hội, cho đời sống con người và cho chính đời sống Giáo hội.”

*phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại

Lời Chúa 2 Pr 1,10-11:

"Anh em đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, thì hãy cố gắng hết mình, để làm cho các ơn đó nên vững mạnh. Có thế, anh em sẽ không bao giờ vấp ngã, và nhờ đó, con đường rộng mở để đón nhận anh em vào Nước vĩnh cửu của Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta."

-Chúng ta chữa lành chứ không gây hấn, càng không gây thương tích trong môi trường dâng hiến, trong cộng đoàn; nhưng luôn hy vọng và lạc quan với vũ khí là tinh thần cầu nguyện chuyên chăm và xác tín lời cầu nguyện là sức mạnh vô song, có hiệu lực siêu nhiên (nhất là khi thấy mọi sự như thất bại, sụp đổ, cứng lòng, nói không nghe, sự dữ như lấn át)

-St 20,17:"Ông Áp-ra-ham cầu nguyện với Thiên Chúa và Thiên Chúa chữa lành vua A-vi-me-léc, vợ vua và các nữ tỳ của vua, cho họ có thể sinh con, bởi trước đấy ĐỨC CHÚA đã làm cho mọi phụ nữ trong gia đình vua A-vi-me-léc không sinh đẻ được, vì chuyện bà Xa-ra, vợ ông Áp-ra-ham"

-Tv6,10

CHÚA đã nghe tiếng ta cầu khẩn, CHÚA đón nhận lời ta nguyện xin.

Ước gì hết mọi kẻ thù tôi phải nhục nhã, rụng rời kinh khiếp,

vội tháo lui, nhục nhã ê chề.

-Tv 18,7:

Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu CHÚA, kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi.

Từ thánh điện, Người đã nghe tiếng tôi cầu cứu,

lời tôi khấn nguyện vọng đến tai Người.

* "phúc lành và lý do để hy vọng":

Luôn gieo hy vọng cho ACE khi ta biết chọn lựa và đặt hy vọng vào Chúa, niềm hy vọng duy nhất. Còn ai đi nữa cũng chỉ là người gieo hy vọng cho ta, chứ không là niềm hy vọng của mình. Đặt hy vọng vào họ sẽ sớm thất vọng và chán nản vì sự mỏng dòn sụp đổ của họ

Luôn hy vọng lạc quan trong thái độ, tầm nhìn, trong cách nhận định sự việc và con người.

- Giop 4,6: "Chẳng lẽ lòng kính sợ của anh không làm anh tin tưởng, và cuộc sống vẹn toàn chẳng giúp anh hy vọng hay sao ?"

- Gr 29, 11-12:

"Vì chính Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi –sấm ngôn của ĐỨC CHÚA–, kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng. Bấy giờ các ngươi kêu cầu Ta, các ngươi đến cầu nguyện với Ta, Ta sẽ nhậm lời các ngươi."

3 - Năm Thánh là thời khắc để “mảnh đất tâm hồn nghỉ ngơi”: Canh tân đời sống nội tâm – cầu nguyện.

3 Trong sáu năm, (các) ngươi sẽ gieo vãi trong cánh đồng của (các) ngươi, trong sáu năm, (các) ngươi sẽ tỉa vườn nho của (các) ngươi, và (các) ngươi sẽ thu hoa lợi.4 Nhưng năm thứ bảy sẽ là một sa-bát, một thời kỳ đất nghỉ, một sa-bát kính ĐỨC CHÚA: (các) ngươi không được gieo vãi trong cánh đồng của (các) ngươi, không được tỉa vườn nho của các ngươi;5 (các) ngươi không được gặt lúa tự nhiên mọc sau mùa gặt, không được hái những chùm nho từ vườn nho không cắt tỉa của (các) ngươi: đó sẽ là một năm đất nghỉ.” ( Lv 25,3-5)

Nếu Năm Thánh của dân Ít-ra-en đó là thời kỳ “cần lao gác lại, đất đai được nghỉ ngơi”, thì hôm nay, Năm Thánh đối với Hội Dòng cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi thành viên phải để cho “mảnh đất tâm hồn mình được nghỉ ngơi”. Đó là cuộc nghỉ ngơi theo đúng chỉ thị của Đức Kitô dành cho cho các môn sinh :

“Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút …” "32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng" (Mc 6,31-32)

Cuộc nghỉ ngơi có Chúa cùng đi nghỉ, nghĩa là đặt đời sống thiêng liêng lên hang đầu, dành thời gian cho Chúa vì đó là mục đích để được Ơn Thánh, ơn Toàn xá.

Điều nghịch lý của Đức tin là chính khi nghỉ ngơi trong thanh vắng lại là lúc Thiên Chúa làm nhiều hơn cả:

Dân Do Thái nghỉ ngày Sabbat (Lv 25,20-22): "20 Có lẽ các ngươi sẽ nói: "Năm thứ bảy chúng tôi sẽ ăn gì, nếu chúng tôi không gieo vãi và không thu hoa lợi? "21 Ta sẽ truyền cho phúc lành của Ta đến với các ngươi vào năm thứ sáu, và phúc lành sẽ sinh hoa lợi đủ cho ba năm.22"

(1Pr 5,7): "Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em."

Nói cách khác, thời gian Năm Thánh chắc chắn là thích hợp nhất để mọi người “sắp đặt lại đời sống nội tâm của chính mình”: củng cố những rạn nứt, hong khô những ướt át, đốt nóng những nguội lạnh, chỉnh lại những nhếch nhác biếng lười. Nói chung là tất cả phải chuẩn đến độ không cần chỉnh!

- Trừ trường hợp thích "nghèo, bần cố nông, chậm tiến."

(Kh 3,15-20): "Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta."

- (1V 18,37): "Xin đáp lời con, lạy ĐỨC CHÚA, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ.”

Có rất nhiều “địa chỉ” để chúng ta “hoán cải nội tâm” và “thay lòng đổi dạ”, nhưng huấn thị XPLTĐK chỉ ra 3 địa chỉ quan trong nhất để làm mới lại nội tâm cách chắc chắn nhất, đó là:

- Địa chỉ thứ nhất là Lời Chúa (Số XPKTDK 24).

1- Thái độ: Nhận ra sự hiện diện của Chúa và phó thác

- Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót, vì trái tim của Tin Mừng là lòng thương xót.

- Lời Chúa là nguồn mạch sự sống “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4)/ là chính Chúa đang sống động và đang nói với tôi. (1Ga ,1,1: 1*Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu,điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.)

2- Ý thức:  

Vì thế câu hỏi mà chúng ta được mời hãy đặt ra trong suốt Năm thánh kỷ niệm 100 tuổi là: chúng ta có để cho Tin mừng chất vấn không? Tin mừng có phải là "sổ tuỳ thân" cho cuộc sống hằng ngày và cho những lựa chọn của mình không?" (x. Tông thư ĐSTH)

 - Địa chỉ thứ hai là Bí tích Thánh Thể (số 26).

- Ưu tiên cho Thánh lễ. Bởi vì mỗi lần cử hành thánh lễ, Chúa Giêsu  hiện diện giữa các môn đệ, giải thích KT, sưởi ấm cõi lòng, soi sáng tâm trí và cho ta nhận ra Người.

Lời mời gọi của Đức Gio-an Phao-lô II gởi đến các người thánh hiến thật đánh động: “Anh chị em rất thân mến, hãy gặp gỡ và chiêm ngưỡng Người cách đặc biệt trong bí tích Thánh Thể mà ta cử hành và thờ phượng mỗi ngày như nguồn mạch và chóp đỉnh của cuộc sống và hoạt động tông đồ”. (Đức Gio-an Phao-lô II, Bài giảng (2/2/2001): L'Osservatore Romano, 4 2/2001.)

Trong Tông huấn Vita Consecrata 95 ngài đã mời gọi "tham dự bí tích Thánh Thể và chuyên cần chầu Thánh Thể lâu giờ mỗi ngày"

- Địa chỉ thứ ba là ý Chúa trong đời sống (số 27).

Chúa Giêsu chấp nhận thánh gía, hiến mạng vì kẻ mình yêu, một tình yêu yêu cho đến cùng, thì người nào biết xóa mình, biết chấp nhận thánh giá, cũng sẽ yêu cho đến cùng + hiến mạng vì Chúa và vì ACE.

(Rm 12,2): "Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo."

Khi ý riêng gặp ý Chúa mà quảng đại chấp nhận thì cây thánh gía  xuất hiện (vì phải bỏ mình-hy sinh)

"Chúa muốn mưa, con cũng muốn, Chúa muốn nắng, con cũng muốn, Chúa muốn sướng, con cũng muốn, Chúa muốn cực, con cũng muốn, Chúa muốn vui, con cũng muốn, Chúa muốn khổ, con cũng muốn. Chúa và con chỉ có một ý. Bí quyết hạnh phúc của con” (ĐHV 372).

Chúa Giêsu đã nói minh nhiên rằng: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta” (Ga 4,34).

Ý Chúa là nguyên liệu, mỗi người có thể chế biến cùng với kinh nghiệm để vừa với khẩu vị của mình. Nhưng ý Chúa khác ý mình. Chính khi đảm lĩnh cái “khác biệt” đó, người ta mới thấy hương vị của lương thực ý Chúa trong đời mình thế nào.

Không phải tìm ý Chúa ở đâu xa, trước hết chính là công việc hằng ngày, trước mắt, trong gia đình, trong lớp học, nơi cơ quan, nhà máy, cửa hàng, ngoài đồng ruộng, nơi ta đang sống và làm việc…:

“Bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại” (ĐHV 17).

“Chỉ cần làm bổn phận trong giây phút hiện tại là nên thánh” (ĐHV 31).

Dù chỉ là những công việc tầm thường nhưng làm với lòng Mến thì cái tầm thường đó trở thành cao cả và có ý nghĩa lớn lao.

“Muốn nên thánh, con hãy làm những việc tầm thường, có khi xem ra vô nghĩa nhất, nhưng con đặt vào đó tất cả lòng mến yêu của con” (ĐHV 814).

Ep 6,6-7: "Đừng chỉ vâng lời trước mặt, như muốn làm đẹp lòng người ta, nhưng như nô lệ của Đức Ki-tô, đem cả tâm hồn thi hành ý Thiên Chúa. 7 Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa, chứ không phải người ta."

Những khi bề trên không hiểu ý mình và những khi thiện chí của mình bị thiện chí của người khác làm chững lại, lúc ấy ý Chúa khó biết bao đến nỗi vòng tay của mình có khéo cách mấy cũng không ôm gọn hết được; nhưng vượt qua được  khúc quanh ấy, ta sẽ hiểu lương thực sự sống ở trong ý Chúa mạnh mẽ đến mức nào.

Rm 8,28-30:

"Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi ; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính ; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang."

Hy vọng trong Năm Thánh nầy, nơi nào có sự hiện diện của cộng đoàn tu trì hay được tiếp cận thường xuyên với những người tu sĩ, mọi sự sẽ khá hơn, đạo đức hơn, hiệp nhất hơn!

ĐÓNG

Dốc lòng: Một buổi tối ở bộ lạc người da đỏ, già làng ngồi giảng cho cháu trai nghe về cuộc chiến bên trong mỗi con người trong suốt cuộc đời họ.

Ông nói: "Nghe này cháu của ta, luôn có một cuộc chiến giữa 2 con sói bên trong mỗi chúng ta".

"Một con là Ác - Nó đại diện cho sự giận dữ, ganh ghét, đố kỵ, đau buồn, hối hận, tham lam, kiêu căng, tội lỗi, oán hận, mặc cảm, giả dối, tự ti và bản ngã.

Một con khác là Thiện - Nó đại diện cho niềm vui, hòa bình, tình yêu, hy vọng, sự yên bình, khiêm tốn, lòng tốt, sự nhân từ, đồng cảm, rộng lượng, sự thật, lòng từ bi và đức tin".

Người cháu suy nghĩ về những gì ông nói rồi hỏi: "Vậy con nào chiến thắng ạ?".

Câu trả lời của già làng rất đơn giản: "Cháu cho con nào ăn thì con đấy thắng".

Sói Ác và sói Thiện được nuôi dưỡng hàng ngày bằng những sự lựa chọn trong suy nghĩ của chính chúng ta. Những gì bạn nghĩ tới, hướng về sẽ phản ánh trong cuộc sống của bạn và ảnh hưởng đến hành vi của bạn.

Chúng ta có sự lựa chọn, cho sói Thiện ăn và nó sẽ thể hiện trong tính cách, thói quen và hành vi của chúng ta một cách tích cực. Nếu cho sói Ác ăn, thế giới của bạn sẽ chuyển hướng tiêu cực, giống như độc dược dần xói mòn tâm hồn.

Không nên cho sói Ác ăn, và Năm Thánh lại càng không nên cho ăn.

15.8.2019     

Lm. Đaminh Phan Hưng