Con người chứng nhân

Liệu rằng có ai sống mà không cần đến tình yêu và các cuộc gặp gỡ? Đó là một nhu cầu căn bản của con người.


Liệu rằng có ai sống mà không cần đến tình yêu và các cuộc gặp gỡ? Đó là một nhu cầu căn bản của con người. Bởi vì đó là khởi điểm của cuộc thanh luyện và gặp gỡ không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời. Trong cuộc thanh luyện tình yêu cam go ấy, con người luôn trăn trở: Tôi gặp ai? Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và thánh đố chứng nhân thời đại? Những câu hỏi được cưu mang trong cuộc chiến đấu nội tâm qua mọi thời. Chúng ta hãy dành thời gian suy tư hành trình của Môsê được phác thảo bởi một vài suy tư. Sau đó sẽ hình dung hình ảnh con người được khắc họa ra sao trên phong nền của mỗi Tu sĩ.

Ý nghĩa bản văn

Trong bối cảnh mà cuộc gặp gỡ giữa Mô-sê và Thiên Chúa được kể lại với nhiều chi tiết đẹp. Chính Đức Chúa là người chủ động đến và gặp Mô-sê ngay trong nhịp sống thường ngày của ông. Bên kia sa mạc “núi của Đức Chúa”. Ẩn đằng sau nhịp sống Mô-sê vẫn luôn là một kẻ đi tìm. Chính Chúa dẫn Môsê bằng một dấu lạ, đám lửa cháy từ giữa bụi gai, nhưng bụi gai không hề bị thiêu rụi. Dấu lạ ấy, khơi lên sự tò mò, kéo Mô-sê tiến lại gần Chúa. “Hãy cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh! Bởi đôi dép của con người vương nhiễm bụi trần. Với cuộc gặp gỡ kỳ diệu, Chúa muốn Mô-sê không còn là mình mà ra khỏi nơi trú ẩn và mời ông lên đường sống một cuộc đời mới. Cuộc đời Môsê là những cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, để dâng những thỉnh nguyện của dân lên Chúa (Xh 32,11-14) không xem mình là cá nhân bên cạnh Thiên Chúa mà là toàn dân, là cả dân Israel, luôn đặt mình ở trên dân, không ở ngoài dân, nhưng liên đới đến độ đồng hóa với dân, luôn nhận lấy trách nhiệm về tội lỗi của dân. Để rồi ông được tuyển chọn lãnh đạo với lòng yêu thương, cùng sự kiên nhẫn, chịu đựng một đoàn dân lòng chai dạ đá, bất tín, phản bội. Môsê là một hình ảnh “chứng nhân rạng ngời” về lối sống vì mọi người với tấm lòng quảng đại, đầy tình xót thương. Cuộc đời và sứ vụ của Môsê là sự trung thành tuyệt đối.

Áp dụng cuộc gặp gỡ kỳ diệu

Chúng ta đang sống giữa một chủ nghĩa hưởng thụ, chủ trương thế tục hóa, toan tính nhất thời thì không ít khó khăn cho những ai “lội ngược dòng”. Vậy họ có trở nên lẽ loi cô đọc khi sống đời chứng nhân? Người tu sĩ chọn lựa sống với những bậc thang giá trị theo khuôn mẫu là Đức Kitô. Chắc hẳn họ đã thấy rõ thách đố thường hằn mà chính mình phải đối diện như Môsê. Trong năm đời sống thánh hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tu sĩ: “Anh em hãy đánh thức thế giới”. “Chứng nhân và đánh thức” một cặp đôi nói lên căn tính của người tu sĩ trong Giáo hội và thế giới. Để trả lời câu trả lời này chúng ta cần nhìn vào thực tế và hiện trạng cùng những đòi hỏi căn bản làm nên căn tính người tu sĩ? Trước tiên, chúng ta cần khẳng định với nhau về cái làm nên người tu sĩ, đó là cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Thiên Chúa, làm chứng nhân gặp gỡ, đánh thức một thế giới vô thần vượt qua biên cương của bản thân để đi tới sự trưởng thành trong Đức Kitô. Quả thế, trong việc thiết lập mối tương quan đã làm cho chúng ta thành những chuyên viên cho sự gặp gỡ một Thiên Chúa siêu việt. Khả năng đối thoại và dám “cởi bỏ đôi dép để đi sâu vào đất thánh nơi tu sĩ đang đứng”. Ngày hôm nay và ngay bây giờ chúng ta sẽ tỏa sáng trong việc lựa chọn một lối sống “cho đi”. Để rồi học nơi Môsê, gắn kết với Thiên Chúa trong lời ngợi khen cảm tạ, diện đối diện, lắng nghe sốt sắng đến mức điên rồ và đi đến với tha nhân mà không tính toán. Và giả như có những trục trặc xuất hiện trong tư tưởng về những gì bản thân còn “vụng trong khi nói, khi hành động”, các thánh dạy họ: hãy tìm về cội nguồn phải chăng là do thiếu vắng hay xem thường các cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Bởi thinh lặng trước nhà tạm làm nên người tu sĩ.

Tu sĩ: Con người chứng nhân

Khi nhìn vào thực tế Môsê đã rất người và chúng ta cũng “rất tu sĩ” bởi ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của nền văn minh hưởng thụ, toan tính. Trong tương quan với Thiên Chúa với tha nhân chúng ta dần đánh mất cảm thức về giá trị “con người với cộng đoàn”. Chúng ta có thể tìm thấy một thư viện khổng lồ miễn phí trên thế giới internet. Chúng ta cũng có thể tìm thấy những chia sẻ, những suy tư, những thắc mắc bằng một cú nhấp chuột hay một lần lướt web. “Ông google” như giải quyết mọi vấn đề cho chúng ta. Những trăn trở, suy tư cá nhân trở nên vay mượn, sao chép - cắt - dán. Vậy thì đâu là chứng nhân cho việc cảm nhận một Chúa Thiên Chúa và chia sẻ cho người khác về kinh nghiệm thiêng liêng. Liệu như thế chúng ta còn là những chứng nhân như Môsê luôn đặt mình ở trên dân, không ở ngoài dân, nhưng liên đới đến độ đồng hóa, đó là tiếng chuông để đánh thức các tu sĩ. Nhìn nhận những thực tế đó, mỗi người chúng ta luôn nhắc nhớ mình về một tương quan liên vị với Thiên Chúa và cộng đoàn. Để tự chất vấn: Chúa Giêsu có còn là tình yêu thứ nhất và độc nhất, như chúng ta đã quyết tâm khi Tuyên Khấn không? Hay chỉ vì ảo tưởng và cắt dán mà quên đi căn tính thuộc về. Vậy hãy khám phá bí quyết nơi Giêsu là để Ngài chạm tới và xây dựng tình hiệp thông huynh đệ.

Thách đố cho tu sĩ sống đời chứng nhân

Tiếp đến một thách thức sống chứng nhân giữa một xã hi đi tìm một “chỗ đứng”cao hơn người”, để rồi không còn quan tâm đến những người xung quanh. Vậy, chúng ta nghĩ gì? Có thể làm gì trước những thách đố cho “sứ vụ mới” của thời đại hôm nay cho mỗi tu sĩ trẻ? Thật khó có thể mang hết vào mình những điều mắt thấy tai nghe, nhưng điều đó Môsê đã làm được trong chính cuộc đời sứ vụ cho dân và vì dân. Sống đời chứng nhân hãy là người được “sai đi”. Luôn thao thức và đặt mình trước mặt Chúa. Tôi tìm kiếm điều gì đây? Trong thư gởi những người nam nữ sống đời thánh hiến Đức Thánh Cha Phanxicô, đã ước mong những tu sĩ ra khỏi chính mình và đi đến những vùng ngoại biên của cuộc đời nơi mà cả một nhân loại đang chờ đợi. Những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh. Còn chúng ta là tu sĩ, hãy dấn thân bằng những việc cụ thể, hãy sống sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết đồng cảm với mọi người: “Vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm 12,14). Chúng ta cũng có thể sử dụng một “ánh nhìn chạnh thương” để cảm thông và “đưa bàn tay thân ái” nâng đỡ những ai đang đứng trên bến bờ của bóng đêm xã hội khởi đi từ trọng tâm Tin Mừng.

Lời kết

Ước mong người Tu sĩ trở nên chứng nhân thời đại giữa thế giới bằng cách sống cho một sứ mạng xuất phát từ căn tính của mình: Gặp gỡ Chúa, sống cùng sống với tha nhân bằng chính con người rất người được đóng ấn bằng ấn tín thần thiêng. Giáo hội luôn cần có những tu sĩ sống chứng nhân, vì họ được kín múc từ sự thinh lặng nội tâm của cuộc gặp gỡ, lắng nghe Thiên Chúa, cũng như đón nhận, trách nhiệm thuộc về và yêu mến tha nhân. Chúng ta luôn luôn có thái độ tôn trọng, tử tế, bước đi từ cuộc đối thoại cá nhân, chia sẻ niềm vui nỗi buồn và kết thúc bằng một sứ điệp căn bản trực tiếp hay gián tiếp về một tình yêu.

 Maria Nguyễn Vân (Khấn tạm), FMI