Cùng Mẹ truyền giáo bằng lời kinh Mân Côi

Ước gì mỗi lần suy niệm các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi chúng ta lại tiến thêm một bước đến gần Chúa hơn, kinh nghiệm về Chúa sâu xa hơn để từ đó chúng ta cũng trở nên nhân chứng về những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho cuộc đời của chúng ta.


Chúng ta bắt đầu tháng Mân Côi với ngày lễ kính Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tuy một nữ tu Dòng kín nhưng lại được chọn làm Bổn mạng các xứ Truyền giáo. Theo đó ngày mồng 7 tháng 10 ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi,  và Chúa nhật tuần thứ ba của tháng 10 ngày Khánh nhật truyền giáo.

Thật đẹp ý nghĩa biết bao khi chúng ta cùng nhau khám phá lại vẻ đẹp của Kinh Mân Côi, đồng thời kết hợp lời kinh ấy để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Đó cũng một cách thức truyền giáo hữu hiệu mà chị Thánh Têrêsa đã làm và nêu gương cho chúng ta. Như chúng ta đang thấy chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã diễn ra hơn sáu tháng qua mà vẫn chưa chấm dứt thì lời cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi để nài xin Mẹ ủi an và ban hòa bình cho thế giới để con người được nâng đỡ trong đức tin chữa lành những thương tổn tinh thần, tâm lý và thể xác là thật cần thiết.

Còn nhớ hồi đầu tháng 5 năm 2020 Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi mọi người cùng “Marathon với Chuỗi Mân Côi”[1] thiết nghĩ trong tháng Mân Côi này chúng ta cũng nên khởi sự lại “cuộc chạy đua thiêng liêng” này để cùng với Mẹ chúng ta loan báo Tin Mừng bằng chính lời kinh đơn này.

  1. Khám phá lại vẻ đẹp của Kinh Mân Côi

Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ một kinh nghiệm quý giá với việc lần chuỗi Mân Côi như thế này: Chuỗi Mân Côi dây ràng buộc chúng ta với Mẹ, cuốn phim kỷ niệm con đường hy vọng của Mẹ: âu yếm như Belem, khắc khoải như Ai Cập, trầm lặng như Nazareth, lao động như xưởng mộc, sốt sắng như đền thờ, cảm động lúc Chúa giảng, đau khổ bên thánh giá, vui mừng lúc Phục sinh, tông đồ bên thánh Gioan. Cuộc đời của Mẹ hòa quyện vào cuộc đời của Chúa. Chúa sống trong Mẹ Mẹ sống trong Chúa, hai cuộc đời chỉ một. Đừng bỏ chuỗi Mân Côi Mẹ đã trao nhắn nhủ con sống như Mẹ, với Mẹ, nhờ Mẹ trong Mẹ (x. Đường Hy Vọng số 922).

Mặc dù chúng ta thấy rằng Kinh Mân Côi dầu rõ ràng gắn liền với Đức Maria, nhưng chủ yếu một lời kinh lấy Đức Kitô làm trung tâm. Với Kinh Mân Côi, chúng ta theo học tại ngôi  trường của Đức Maria  được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua kinh Mân Côi chúng ta thông hiệp với Mẹ, cùng Mẹ bước đi những chặng đường qua các mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng để chúng ta được gặp gỡ Chúa Kitô và nhận lấy vàn ân sủng từ bàn tay từ mẫu của Mẹ Đấng Cứu Thế (x. Tông thư Kinh Mân Côi số 1,2).

  1. Mẹ Maria, chứng nhân sống động của Đức Kitô

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân ngày Thế giới Truyền giáo năm nay với ba nền tảng của đời sống và sứ mạng của các môn đệ đó là: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, “cho đến tận cùng trái đất” và “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em” (x. Sứ điệp Truyền giáo năm 2022).

Hơn bất cứ ai Mẹ Maria “người môn đệ truyền giáo đầu tiên” kinh nghiệm về Chúa bởi Mẹ đã cưu mang Lời Nhập Thể trong lòng, đã thấy Lời bằng chính đôi mắt của mình, đã ôm ấp Lời trên đôi tay của mình đã chăm chỉ nghe Lời trong suốt cuộc đời. Để từ đó Mẹ trở nên chứng nhân sống động của Đức Kitô không những trong suy nghĩ, lời nói, hành động mà trong suốt cả cuộc đời của Mẹ. Và Mẹ thực hiện tất cả những điều ấy không phải bằng sức riêng mình mà với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Mẹ mở lòng để cho Thần Khí hướng dẫn và cộng tác một cách đắc lực vào ơn Chúa.

Khi chiêm ngắm Mẹ Maria trong các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, chúng ta được cùng với Mẹ trải nghiệm lại những Mẹ đã kinh qua để cầu xin Mẹ cho chúng ta cũng được tháp nhập cuộc đời mình vào trong cuộc đời của Chúa và Mẹ, nhờ đó cuộc sống của chúng ta được thánh hóa, biến đổi ý nghĩa hơn.

Ước mỗi lần suy niệm các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi chúng ta lại tiến thêm một bước đến gần Chúa hơn, kinh nghiệm về Chúa sâu xa hơn để từ đó chúng ta cũng trở nên nhân chứng về những điều đại mà Thiên Chúa đã làm cho cuộc đời của chúng ta.

  1. Mẫu gương cầu nguyện với Kinh Mân Côi của chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Sinh hạ trong một gia đình đạo đức năm 1874, chị thánh Têrêsa mồ côi mẹ lúc  bốn  tuổi. Các chị săn sóc thay thế mẹ. Lúc lên 14 tuổi, chị xin vào dòng kín Camelo Lisieux. Chín năm tu trong dòng gần chín năm bị bệnh liên tục. Nhìn thấy sự yếu đưối của mình, chị hoàn toàn phó thác cho tình yêu Thiên Chúa, như một con nhỏ trong cánh tay của mẹ nó. Chị qua đời năm 1897 và 28 năm sau, chị được tôn phong hiển thánh năm 1925.

Thánh nữ Têrêsa hai đức tính đạo đức căn bản nhất, là: Yêu mến Thánh Thể, sùng kính Đức Mẹ Mân Côi. Trong cuốn sách “Saints to Remember” của Giáo Hội Hoa kỳ nói  về Thánh nữ như thế này: “…Her great devotions were to the Blessed Sacrament and to Our Lady, who once appeared to her in a grave sickness…” (một sự tận hiến cùng cao cả cho Thánh Thể Chúa Giêsu, cho Đức Trinh Nữ Maria tước hiệu Mân Côi, một lần Đức Mẹ đã hiện  ra với chị, trong lúc chị đau nặng). Mỗi khi chầu Thánh thể, ở lặng một mình, hay nằm trên giường bệnh, Thánh nữ thường lần hạt kính Đức Mẹ. Thánh nữ coi mỗi một kinh Kính Mừng, khi Thánh nữ đọc lên kính Đức Mẹ, một bông hồng thơm tho dâng lên cho Mẹ. Do đó, trước khi Thánh nữ từ giã cõi đời, Thánh nữ đã để lại một câu nói bất hủ sau đây: “Je passerai au ciel, à faire pleuvoir des roses sur la terre..” (khi tôi về thiên đàng, tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống  trên mặt đất này). quả thật, sau khi Thánh nữ qua đời, đêm ấy Thánh nữ đã làm một phép lạ cả thể cho mưa hoa hồng xuống đầy sân nhà dòng kín Lisieux (hoa hồng tức hoa Mân Côi: Rosary)[2].

Mẹ Maria được gọi với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm. Thật vậy Mẹ Hoa Hồng được tuyển chọn, thanh hoàn hảo từ sự sáng tạo thần linh của Thiên Chúa. Bông Hoa này được trồng, nuôi dưỡng bảo vệ trong khu vườn Thánh của Thiên Chúa (x. Tháng Hoa với Thánh Henri Newman). Chúng ta cùng học với chị Thánh Têrêsa, kết những lời kinh Kính Mừng thành chuỗi hoa hồng dâng kính Mẹ để ước gì hương thơm từ những lời cầu nguyện của chúng ta lan tỏa niềm vui, bình an và hy vọng trong gia đình, trong làng xóm hay giáo xứ nơi chúng ta hiện diện để mong sao có thể vơi đi phần nào sự đơn, nghèo khổ, mong manh, tổn thương con người đang phải chịu trên đất nước chúng ta và trên toàn thế giới.

Nt. M. Anna Thị An Bình, FMI


[1] Sáng kiến “Marathon cầu nguyện” của Đức Thánh Cha có chủ đề: “Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết” (Cv 12,5) bắt đầu vào tháng 5/2020.

[2] Trích trong 100 tích truyện Kinh Mân Côi.